Nội dung chính
Lược sử nghiên cứu về trí thông minh
(Download mẫu trắc nghiệm ở cuối bài viết)
Mặc dù các nhà tư tưởng hàng đầu đã mất nhiều thời gian tìm ra manh mối để chứng minh “Điều gì làm cho chúng ta thông minh xuất chúng?”. Nhưng khái niệm IQ chỉ được đưa ra vào khoảng 100 năm trở lại đây. Những thử nghiệm đầu tiên để đánh giá trí thông minh bằng các phương tiện khoa học “ chỉ mới bắt đầu vào đầu thế kỷ XX.
Một số thí nghiệm ban đầu khá lập dị, , như đo lường thời gian phản ứng của đầu gối để xác định nếu phản ứng của bạn nhanh hơn thì có nghĩa bạn là người thông minh hơn; đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và trí thông minh, và đếm những chỗ gò lên trên đầu để xem người đó có thông minh hay không.
Tuy nhiên sau đó Alfred Binet, nhà tâm lý học người Pháp, đã đưa ra một phương pháp khoa học thực sự và khách quan hơn để đánh giá trí thông minh. Đó là xây dựng các bài kiểm tra về ngôn ngữ và số học, với mức điểm trung bình là 100.
Các bài kiểm tra IQ của Binet đã được chấp nhận mà không có nghi vấn nào trong vòng hơn 60 năm. Mãi cho đến tập niên 70, quan niệm về trí thông minh mới bắt đầu thay đổi
Giáo sư Howard Gardner, Giáo sư Robert Ornstein và những cộng sự khác đã khám phá ra rằng có nhiều loại hình trí thông minh khác nhau; và mỗi một trí thông minh khi được phát triển đúng cách sẽ tương tác hài hòa với những trí thông minh còn lại.
Người thông minh không phải là người chỉ “oang oang” về khả năng ngôn ngữ và các lý luận logic – toán học, mà họ còn có thể phản ứng “thông minh” trước tất cả các cơ hội và thử thách mà môi trường bên ngoài mang lại. Người thông minh là người biết dùng “cái đầu” tương tác với mọi khía cạnh của cuộc sống, như: chơi thể thao, giao tiếp, thể hiện tình cảm…
Năm 1983, nhà tâm lý học phát triển người Mỹ Howard Gardner đã mô tả 9 loại trí thông minh:
- Trí thông minh Tự nhiên
- Trí thông minh Âm nhạc & Thính giác
- Trí thông minh Toán học & Logic
- Trí thông minh Triết học
- Trí thông minh Tương tác & Giao tiếp
- Trí thông minh Thể chất
- Trí thông minh Ngôn ngữ
- Trí thông minh Nội tâm
- Trí thông minh Không gian & Thị giác
Trong khi nhiều nhà khoa học khác cho rằng những liệt kê trên hầu hết chỉ là các kỹ năng mềm, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, Gardner lại cho rằng chúng đều thông minh. Giống như việc giỏi toán mang đến cho bạn khả năng hiểu thế giới, thì những kiểu thông minh khác cũng có thể cung cấp cho bạn khả năng tương tự, chỉ là từ một góc nhìn khác. Không giỏi toán, bạn có thể không tính được tốc độ vũ trụ đang giãn nở, nhưng bạn có thể có kỹ năng để tìm ra người sẽ tính giúp bạn.
9 loại trí thông minh của con người
Dưới đây là tổng quan về các loại trí thông minh, được tóm tắt bởi ASCD
1. Trí thông minh tự nhiên
Trí thông minh tự nhiên là khả năng của con người có thể phân biệt giữa các sinh vật sống (thực vật, động vật) cũng như sự nhạy cảm của con người trước các đặc điểm khác của thế giới tự nhiên (mây, đá…). Khả năng này bộc lộ rõ ràng nhất trong quá khứ tiến hóa của chúng ta khi còn là thợ săn, người hái lượm và là nông dân.
Người ta cũng cho rằng phần lớn việc tiêu dùng trong xã hội của chúng ta đều yêu cầu trí thông minh tự nhiên, ví dụ như phân biệt giữa xe hơi, giày thể thao, các loại đồ trang điểm và những thứ tương tự.
2. Trí thông minh âm nhạc
Trí thông minh âm nhạc là khả năng phân biệt giữa các cao độ, nhịp điệu, âm sắc và âm điệu khác nhau. Trí thông minh này cho phép chúng ta nhận biết, sáng tạo, tái tạo và phản ánh âm nhạc, có thể thấy ở các nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhạc sĩ, ca sĩ và những người biết cảm thụ âm nhạc. Điều thú vị là thường có một mối liên hệ mật thiết giữa âm nhạc và cảm xúc. Bên cạnh đó, trí thông minh toán học và âm nhạc cùng có một quá trình tư duy khá giống nhau.
Những người có loại trí thông minh này thường biết tự hát hoặc đánh trống. Họ cũng khá nhạy cảm với những âm thanh mà người khác có thể bỏ lỡ.
3. Trí thông minh logic-toán học
Trí thông minh logic-toán học là khả năng tính toán, định lượng, xem xét các mệnh đề và giả thuyết và thực hiện các hoạt động tư duy toán học hoàn chỉnh. Nó cho phép chúng ta nhận thức các mối quan hệ, kết nối và sử dụng tư duy trừu tượng, tượng trưng; với kỹ năng suy luận tuần tự; và mô hình tư duy quy nạp và suy diễn. Trí thông minh logic thường được thấy rõ ở các nhà toán học, nhà khoa học và thám tử.
Những người có trí thông minh logic thường quan tâm đến các mô hình và các mối quan hệ. Họ thường bị cuốn hút bởi các vấn đề số học, các trò chơi chiến lược và thí nghiệm.
4. Trí thông minh hiện sinh (tâm linh)
Sự nhạy cảm và khả năng giải quyết những câu hỏi sâu sắc về sự tồn tại của con người, như ý nghĩa của cuộc sống, tại sao chúng ta chết hay nguồn gốc của loài người…
5. Tương tác & giao tiếp
Trí thông minh Tương tác & giao tiếp là khả năng hiểu và tương tác hiệu quả với người khác. Nó liên quan đến giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ hiệu quả, khả năng ghi nhận sự phân biệt thấu hiểu tâm trạng và tính cách của người khác, khả năng làm hài lòng người khác. Giáo viên, các nhà hoạt động xã hội, diễn viên và chính trị gia đều là những hiện thân của trí thông minh tương tác & giao tiếp.
Những người có loại trí thông minh này thường là những người lãnh đạo, giỏi giao tiếp và có khả năng thấu hiểu người khác.
6. Trí thông minh thể chất, vận động
Trí thông minh thể chất là khả năng sử dụng đồ vật và sử dụng nhiều kỹ năng thể chất. Trí thông minh này đề cao ý thức về thời gian và sự hoàn thiện các kỹ năng thông qua sự kết hợp của cơ thể và tâm trí.
Vận động viên, vũ công, bác sĩ phẫu thuật và thợ thủ công chính là những dẫn chứng cho trí thông minh này.
7. Trí thông minh ngôn ngữ
Trí thông minh ngôn ngữ là khả năng suy nghĩ bằng lời nói và sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt và đánh giá những ý nghĩa phức tạp. Trí thông minh ngôn ngữ cho phép chúng ta hiểu thứ tự và ý nghĩa của từ và áp dụng ngôn ngữ để phản ánh việc sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Trí thông minh ngôn ngữ là năng lực mà nhiều người có nhất và nó được thể hiện rõ ở các nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà báo và các diễn giả.
Những người thuộc loại trí thông minh này thường thích viết, đọc, kể chuyện hoặc làm các trò chơi ô chữ.
8. Trí thông minh Nội tâm
Trí thông minh nội tâm là khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của chính mình và sử dụng chúng trong việc lập kế hoạch và định hướng cuộc sống của chính mình. Trí thông minh nội tâm không chỉ liên quan đến sự tự ý thức về giá trị của bản thân mà còn về điều kiện của họ. Chúng ta có thể thấy loại trí thông minh này ở các nhà tâm lý học, nhà truyền giáo hay nhà triết học.
Những người có loại thông minh này có thể hơi nhút nhát vì họ ý thức rất rõ về cảm xúc của chính họ và tự động viên mình.
9. Không gian & Thị giác
Trí thông minh không gian là khả năng suy nghĩ theo ba chiều, liên quan đến những hình ảnh tinh thần, lý luận không gian, thao tác hình ảnh, kỹ năng đồ họa và nghệ thuật và trí tưởng tượng tích cực. Các thủy thủ, phi công, nhà điêu khắc, họa sĩ và kiến trúc sư đều là minh chứng rõ ràng cho trí thông minh không gian.
Những người với loại trí thông minh này thường hứng thú với các trò chơi mê cung hoặc trò chơi ghép hình, và dành nhiều thời gian để vẽ hoặc mơ mộng.
Tác giả của Thuyết đa trí tuệ là ai?
Howard Earl Gardner (sinh ngày 11 tháng 7 năm 1943) là một nhà tâm lý học phát triển của Mỹ và John H. và Elisabeth A. Hobbs Giáo sư nhận thức và Giáo dục tại Đại học Harvard Graduate School of Education tại Đại học Harvard. Ông là Giám đốc cao cấp của Đại học Harvard Project Zero.
Gardner là người nhận giải MacArthur Fellowship năm 1981 và năm 1990 ông trở thành người Mỹ đầu tiên nhận được giải thưởng của Đại học Louisville Grawemeyer trong giáo dục. Năm 2000, ông nhận được học bổng từ John S. Guggenheim Memorial Foundation. Bốn năm sau, ông được bổ nhiệm làm giáo sư danh dự tại Đại học East China Normal ở Thượng Hải. Trong những năm 2005 và 2008, ông đã được lựa chọn bởi chính sách đối ngoại và tạp chí Prospect là một trong 100 trí thức công chúng có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Năm 2011, anh đã giành được giải thưởng Prince of Asturias trong khoa học xã hội cho sự phát triển của lý thuyết đa trí thông minh.
Ông đã nhận được bằng danh dự 20-9 trường cao đẳng và các trường đại học, bao gồm cả các tổ chức ở Bulgaria, Canada, Chile, Hy Lạp, Ireland, Israel, Italy, và Hàn Quốc.
Là tác giả của hơn 20 cuốn sách dịch ra hơn ba mươi ngôn ngữ, ông được biết đến với lý thuyết của ông về đa trí tuệ, như được nêu trong cuốn sách Frames of Mind: Lý thuyết Đa trí tuệ (1983).
(Tổng hợp)