Dường như mỗi chúng ta luôn dùng hai chữ “bận rộn” để miêu tả trạng thái hiện tại của bản thân. Trả lời lời mời gặp mặt của người bạn, chúng ta vội vàng từ chối vì “bận rộn”. Chúng ta coi đó là lý do đúng đắn để bao biện cho sự không thoải mái của bản thân.
Nhưng bận rộn đến mấy mà 1 ngày không dành được 10 phút để làm những hoạt động cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần thì chắc hẳn bạn chưa phải là người biết cách sống khôn ngoan. Bận rộn tập trung vào công việc, khi rảnh lại chỉ chăm chăm lướt mạng xã hội không có mục đích, bạn lại đang lãng phí quá nhiều thời gian rồi đấy và những người thành công đều là những người biết tận dụng từng khoảnh khắc để tạo nên những sản phẩm vĩ đại.
Bạn có thể lấy lý do bận rộn để không gặp những người mình không thích, để xem một bộ phim nhàm chán nhưng đừng lấy lý do bận rộn để “hạn hẹp” với chính cuộc sống của mình. Đừng tỏ ra quá căng thẳng mà hãy cứ thư giãn bản thân và dành những điều tốt nhất để nâng cấp chính mình. Đầu tư vào bản thân là khoản đầu tư có lợi nhất.
Dành cho cơ thể
1. Vận động
Bạn có thể tìm trên mạng những bài tập chỉ kéo dài khoảng 10 phút – một bài tập workout đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng cao. Duy trì hoạt động này mỗi ngày, bạn sẽ sớm nhận được những ích lợi lớn từ cơ thể. Tập luyện vừa giúp bạn trở nên linh hoạt hơn vừa giúp tinh thần sảng khoái hơn.
>> Xem thêm bài viết 5 Bài tập tốt nhất giúp cơ thể khỏe đẹp hơn với 10 phút mỗi ngày
2. Thử tập yoga
Không ít người đã tập yoga cho rằng bộ môn này vừa giúp họ giảm căng thẳng lại vừa giúp họ dẻo dai hơn, xương chắc khỏe. Một khảo sát năm 2016 đã cho kết quả là những người tập luyện yoga luôn cảm thấy tích cực về hình ảnh bản thân.
3. Di chuyển trong tĩnh lặng
Thời gian yên tĩnh bạn dành cho bản thân có thể giúp tâm trí bạn bớt rối bời và căng thẳng. Bạn có thể đi tìm một góc phòng tối, ít người qua lại để dành thời gian cho chính mình hoặc bước ra ngoài ban công để hít thở hay vươn vai để giải phóng cơ thể. Hãy chú ý tới cảm giác của bản thân, quan sát xung quanh, lắng nghe những tiếng động, ngửi những mùi xung quanh và một lần nữa lại quan tâm đến cảm giác của bản thân. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi quay trở về vị trí cũ với những trải nghiệm đơn giản như vậy.
4. Chiến đấu với những “kẻ thù” cảm xúc
Có những ngày rất vui nhưng có những ngày rất buồn, có những ngày tâm trạng tích cực nhưng có những ngày tâm trạng vô cùng tệ. Đó là điều không thể tránh khỏi, lo lắng, hoang mang và áp lực – tất cả những cảm xúc ấy bất kì ai cũng đều có. Khi ấy, hãy nhìn vào những “câu thần chú” của bản thân để thoát khỏi cảm xúc tồi tệ.
5. Thức dậy sớm và có các hoạt động khởi động ngày mới đầy hứng khởi
Thức dậy sớm giúp bạn có nhiều thời gian để tận hưởng cuộc sống hơn. Một loại các hoạt động như tập thể dục, chạy bộ, thiền, bơi, chuẩn bị bữa sáng, xem lại kế hoạch ngày mới trước khi bắt đầu… sẽ giúp bạn luôn khởi đầu một ngày với cảm xúc và năng lượng tốt nhất.
Dành cho ví tiền
6. Theo dõi chi tiêu
Sau mỗi lần shopping thoả thích, luôn có những người cảm thấy tội lỗi khi nhìn vào tài khoản ngân hàng để xem “thiệt hại” bao nhiêu. Vào ngày hôm sau, chúng ta tự hứa với mình rằng sẽ chi ít tiền hơn cho những thứ phù phiếm. Nhưng có thể chẳng có gì thay đổi. Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách theo dõi 3 món đồ bạn hay tiêu tiền nhiều nhất để xem chúng có xứng đáng được đầu tư không!
7. Tận hưởng
Có một quỹ tiết kiệm và luôn có trách nhiệm kiểm kê ví tiền là điều cần thiết cho các chiến lược tài chính thông minh. Nhưng đừng bị cuốn vào việc theo dõi tài chính đến nỗi bạn quên sống cho mình. Hãy cho ngân sách của mình nghỉ ngơi và thỉnh thoảng dùng số tiền mình kiếm được để ăn một bữa thật ngon với những món mình yêu thích. Tìm một nơi thật yên tĩnh để thư giãn và trân trọng những khoảnh khắc ấy.
8. Học cách quản lý tài chính
Mỗi ngày dành 10 phút để đọc một bài viết vể tài chính và học hỏi từ những người đã mắc phải những sai lầm về tiền bạc mà có thể bạn đang vướng mắc với nó để tìm cách giải quyết.

Dành cho cảm xúc
9. Tìm kiếm sự hỗ trợ
Cuộc sống có thể đôi lúc khó khăn. Khi tiền bạc eo hẹp, bạn bè không ra tay hỗ trợ và công việc chồng chất, bạn khó giữ được sự tích cực và hướng tới mục tiêu ban đầu. Các vấn đề không phải lúc nào cũng lớn, nhưng chúng có thể ức chế khả năng tiếp tục tiến về phía trước của bạn. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà trị liệu tâm lý để giúp cảm xúc không bị dồn nén, ứ đọng.
10. Hiểu bản thân
Bạn có thể làm các bài tập trắc nghiệm tính cách trên mạng để hiểu rõ về tính cách cũng như cảm xúc của bản thân.
>> Download bài test tính cách V-A-K-Ad để hiểu bản thân và giao tiếp tốt hơn
>> Download bài test 9 loại hình trí thông minh của con người
11. Nghe nhạc
Theo một nghiên cứu tại Anh được thực hiện bởi David Lewis-Hodgson, việc nghe bài hát “Weightless” của Marconi Union có thể giúp làm giảm 65% sự lo lắng. Vì vậy, hãy chọn một vị trí thoải mái và dành 8 phút 8 giây để cảm nhận sự thư giãn của chính bạn.
12. Cười thật thoải mái
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Bạn biết Yoga cười chứ? Đó là một bộ môn thú vị. Có rất nhiều video hướng dẫn tập Yoga cười trên Youtube. Đội ngũ giảng viên kỹ năng của Vinskills đã có may mắn luyện tập Yoga cười từ hơn 10 năm nay. Bạn có thể xem 1 clip ngắn giảng viên Vinskills hướng dẫn tập Yoga cười:
13. Tự vấn bản thân
Lần cuối bạn tự hỏi mình là khi nào? Và bạn đã thực sự lắng nghe bản thân chưa? Chúng ta thường xuyên phóng đại những phiền toái hàng ngày trong tâm trí. Bằng cách hét thật to, phần nào bạn sẽ giải thoát được cảm xúc của chính mình.
14. Kiểm tra trí tuệ cảm xúc
Được nhận định là quan trọng hơn IQ, trí tuệ cảm xúc được cho rằng có ảnh hưởng đáng kể đến thành công trong sự nghiệp, các mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp và hơn thế nữa.
15. Cất điện thoại đi
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tâm lý học Thực nghiệm cho thấy bạn có thể bị phân tâm khi nghe điện thoại hoặc thấy điện thoại rung lên, ngay cả khi bạn không nhấc máy. Hãy thử đặt điện thoại của bạn ra khỏi tầm nhìn (và tầm chạm tay) trong 10 phút để năng suất làm việc không bị gián đoạn.
>> Đọc thêm bài viết về app Forest là một ứng dụng trên điện thoại rất hay dùng để tăng cường sự tập trung.
16. Luyện tập lòng biết ơn
Hãy luôn nhắc nhở bản thân về những điều tích cực trong cuộc sống của bạn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng luôn giữ thái độ biết ơn với cuộc sống không chỉ duy trì cảm giác hạnh phúc mà còn giảm số lượng các bệnh về thể chất. Viết ra ba điều tích cực mỗi ngày và ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ.
17. Lan tỏa tình yêu
Giải phóng “hoocmon tình yêu” oxytocin sẽ cho chúng ta cảm giác thấy hào phóng và hạnh phúc hơn.
Dành cho tâm hồn
18. Nghe audiobook, podcast
Nghe audio hay podcast cũng là 1 cách thư giãn. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều audio hay trên các app như Spotify, Podbean…
>> Mời bạn nghe kênh Podcast của Vinskills tại đây: https://vinskills.podbean.com
19. Nghỉ ngơi
Đôi khi việc học tốt nhất xảy ra khi chúng ta không có chủ ý học. Hãy cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi bằng cách chơi một số trò chơi được yêu thích nhất trên Internet.
20. Có một cuốn sổ tay rèn luyện
Không chỉ là cuốn sổ lưu lại danh sách việc cần làm hoặc một kế hoạch hành động, mà là một cuốn sách buộc bạn phải suy nghĩ về nơi bạn muốn ở và hình dung nơi bạn muốn đi. Nó có thể đơn giản như thu thập các trích dẫn yêu thích của bạn, hình ảnh truyền cảm hứng và danh sách những giấc mơ muốn thực hiện.
>> Tìm hiểu cuốn sổ tay Rèn luyện của Vinskills tại đây: https://vinskills.edu.vn/x10
21. Đọc sách
Là sản phẩm của nhân loại, của xã hội, là sự tích lũy kiến thức qua từng thời kì phát triển của con người và từng nền văn minh của nhân loại.
Sách là kho tàng lưu trữ những di sản, thành tựu vô giá được truyền từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Chúng ta có thể chủ động tiếp cận tiếp nhận thêm nhiều kiến thức hơn nữa thông qua việc đọc sách. Những cuốn sách về mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị cho đến những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, tâm lý tình cảm, các cuốn sách tạo động lực hay quyển tự sự về cuộc đời có thực của một nhân vật có sự ảnh hưởng đến chúng ta.
22. Học một từ mới
Có vốn từ vựng phong phú không chỉ làm cho bạn nghe dễ dàng hơn mà còn cho phép bạn truyền đạt tốt hơn ý tưởng mới của mình đến các nhà đầu tư hoặc bán mình trong cuộc phỏng vấn về giấc mơ của bạn.
23. Học kĩ năng
Giải quyết vấn đề, ra quyết định, lãnh đạo, quản lý thời gian… Đó là những kĩ năng mà chúng ta ước mình học được ở trường đại học.
Dành cho công việc
24. Tìm một người bạn cà phê
Hầu hết những người đi trước chúng ta đều trải qua các vấn đề trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Hãy dành thời gian và năng lượng để mời cà phê một người bạn, đồng nghiệp hoặc người cố vấn trong một tiếng nghỉ trưa. Sau đó, nêu vấn đề, đặt câu hỏi cho họ và thực sự lắng nghe những gì họ chia sẻ.
25. Đăng kí thêm các khóa học cần thiết
Lựa chọn học thêm các khóa học bồi dưỡng năng lực chuyên môn là điều cần thiết, giúp bạn thăng tiến trong công việc và sự nghiệp tốt hơn hoặc các khóa học ngoại ngữ, năng khiếu giúp cho cuộc sống của bạn nhiều màu sắc ý nghĩa hơn.
26. Tìm kiếm thông tin thông minh hơn bằng những công cụ trên mạng
Có rất nhiều thứ mà bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và học hỏi ngay trên internet hoàn toàn miễn phí. Những thông tin bổ ích từ các công cụ tìm kiếm giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức.
27. Bám sát mục tiêu
Bạn phải luôn có trách nhiệm với mục tiêu của mình bằng cách theo dõi các thói quen tốt và xấu. Bạn có thể tìm đến các ứng dụng thân thiện với người dùng để làm báo cáo tiến độ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để nhắc nhở bạn theo dõi quá trình.
28. “Ngồi không”
Hóa ra việc chán chường đôi khi lại tăng tính sáng tạo của bạn. Dành 10 phút để hoàn toàn không làm gì cả. Hãy để tâm trí của bạn đi lang thang và xem nó sẽ đưa bạn đến đâu.
29. Viết một lá thư cho bản thân tương lai của bạn
Viết thư cho bản thân trong tương lai là một hoạt động thú vị để bạn nhìn nhận cuộc sống hiện tại và đặt ra mục tiêu cho một tương lai lý tưởng.
30. Hãy nhớ những gì bạn muốn
Đôi khi, chúng ta bị phân tâm bởi những căng thẳng đến nỗi chúng ta khôn dành thời gian để ổn định và lắng nghe những gì cơ thể đang nói với chúng ta. Hãy thử điều này: Ngồi trong tư thế thoải mái, giữ hơi thở, nhắm mắt lại và khi bạn thở, lặp lại trong tâm trí những gì bạn muốn nói trong 5 phút. Tiếp theo, bốn lần liên tiếp, hãy tự hỏi tôi thực sự muốn gì? Đừng cảm thấy như bạn bắt buộc phải trả lời nó; hãy để tâm trí của bạn lắng xuống và những ý muốn thực sự xuất hiện.
Nếu bạn đang sử dụng cuốn sổ tay rèn luyện Vinskills, bạn có thể tìm thấy 3 bộ câu hỏi giúp bạn trong những lúc muốn tập trung định hình lại thực tại và xác định những mong muốn tương lai một cách rõ ràng hơn.
Chúc bạn luôn hạnh phúc!
(Biên tập và tổng hợp)